ĐẬU NÀNH

  • Giới thiệu: Đậu nành còn gọi là đậu tương, đại đậu, đậu vàng. Là hạt của cây đậu tương thuộc họ đậu (Fabaceae). Tính bình, vị ngọt. Thành phần chính có: albu-min 36,6%, chất béo 18,4%, cacbuahydrat 25%, canxi, photpho, sắt, vitamin B1, B2, axit nicotinic, caroten. 100g có thể cho 412kcal. Còn chứa 8 loại axit amin mà cơ thể người ta cần. Giá trị dinh dưỡng đứng đầu các thức ăn về đậu. Có tên gọi là Vua của các loại đậu. Ngoài ra còn có các chất muối, axit chlorophylic, chất béo,chất dầu. sản lượng ở vùng Đông bắc cao mà chất lượng tốt. Mùa thu, thu hoạch đậu ăn tươi. Cuối thu sang đông thu hoạch phơi khô, cất trữ. Thường được chế biến thành nhiều sản phẩm thức ăn.
  • Tác dụng: Kiện tì, khoan trung, nhuận táo tiêu thuỷ, trừ nhiệt, hoạt huyết giải độc. Chủ yếu dung chữa chứng tích kiết lị nóng dạ dày, mụn sung độc không rõ nguyên nhân, bị thương chảy máu bên ngoài, viêm phù thận. Có thể làm thực phẩm thường dung cho người bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, tim bị bọc mỡ.
  • Cách dùng: Cho thêm gia vị hầm kỹ ăn, rang ăn, hoặc chế biến thành sản phẩm đậu, giá đậu mà dung. Về dược liệu thì xay bột đun với nước mà uống. Có thể sao vàng nghiền bột đắp vào chỗ đau.
  • Kiêng kị: Ăn nhiều dễ bị ho; đờm ; dung quá nhiều thì mệt mỏi, ngủ mê. Nếu uống tetracylin, tyrothricin thì không nên ăn đậu.
  • Chữa trị:

ĐẬU NÀNH

1.Phòng chữa cảm: Đậu tương 1 nắm, rau thơm khô 3g, hành trắng 3 cây, gừng khô 2 nhát, củ cải trắng 4 miếng. Đun với nước sau khi chín, làm canh mà ăn. Mỗi ngày 2-3lần.

2.Đinh nhọt,phù: Lấy 1ít đậu tương vừa đủ ngâm vào nước cho mềm, cho thêm ít phèn chua, xay thành bột nước, đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày 2lần. Cũng có thể dung lượng đậu tương vừa đủ, sao khô, nghiền bột, hoà với rượu hoặc dấm đắp vào chỗ đau.

3.Phòng chữa táo bón, đái tháo đường, huyết áp cao,giảm béo, bảo vệ sức khoẻ: Đậu tương rang chín,cho vào bình hoặc hũ, cho dấm vào vừa ngập hạt đậu, bịt kín, ngâm xuống nước 7 ngày đêm thì có thể dùng được. Mỗi ngày vào sáng sớm ăn thìa canh.

 4.Viêm thận, phù: Đậu tương 500g, ngâm vào nước 10-12 tiếng đồng hồ, xay nhiễn, đun chín, bỏ bã, lấy 1 lít nước đậu, chọn 1 con cá diếc ( khoảng 1000g) cho vào đun nhừ. Chia 2 lần, ăn cho hết trong 1ngày. Ăn liên tục.

5.Phù thũng: Lượng đậu tương vừa phải nấu với rượu pha nước. Ngày uống 2 lần.

6.Nhọt độc mới sưng: Lượng đậu tương vừa phải, ngâm nước, nghiền nát, đắp vào chỗ đau, ngày thay 1-2 lần.

7.Mụn nhỏ ướt, có nước vàng: Rang đậu tương cho chín,nghiền thành bộ, cho dầu vừng vào, trộn đều, bôi vào chỗ đau, ngày 2-3 lần.

8.Thiếu máu: Đậu tương, gan lợn mỗi loại 100g. Trước hết cho gia vị vào đậu tương rồi nấu gần chín (80%) xong cho gan lợn đã thái miếng thêm muối vào.nấu chín. Chia 2 lần ăn hết trong ngày. Ăn liên tục.

9.Chân bị loét: Lượng đậu tương vừa phải, nấu một chốc rồi xát đãi võ đi, xong nghiền giã nát, đắp vào chỗ đau, ngày thay 1 lần.

10.Mụn lỡ thông thường: Ngâm rượu trắng đến mọc mầm rồi nấu chín và ăn nhạt ngày 3 lần, ăn no thì thôi,  ngày là 1 liệu trình, trong thời gian chữa trị không ăn thức ăn khác và dầu mỡ.

11.Ngộ độc muối magiê: *Đậu tương sống 500g, đập vỡ đỗ vào 3bát nước, khuấy đều gạn lấy nước uống.  *Đậu tương sống, đậu xanh mỗi loại 250g, nghiền nhỏ thành bột, đỗ vào 1 bát nước khuấy đều, lấy nước uống.

 12.Sau khi sinh không đủ sữa: 100g đậu tương,1 ít gạo nấu thành cháo ăn.

ĐẬU GIẢI

  • Đậu giải còn gọi là hắc đại đũa, giang đậu, đậu dài, đậu tương, đậu góc, đậu cơm. Là hạt của cây đậu giải, họ (Vigna sinensis), thực vật họ đậu (Fabaceae). Tính bình, vị ngọt. Thành phần chính có:  chất bột, albu-min, chất béo, axit nicotic, vitamin B1, B2. Đậu non có vitamin C. Có 3 loại đậu giải đỏ, đậu giải tía và đậu giải trắng, đều có thể dung làm thuốc. Ăn quả non, hạt phơi khô để dung.
  • Tác dụng: Kiện tì bổ thận,lí trung ích khí, thanh nhiệt giải độc. Chủ yếu dùng cho người tì vị hư nhược, bụng trướng, bụng đau ỉa chảy, kém ăn ,kém uống, đi tiểu nhiều, thận hư di tinh.
  • Cách dùng: Luộc chín mà ăn hoặc đun thành canh. Quả non có thể dùng làm thức ăn, cũng có thể ăn sống.
  • Kiêng kị: Người bị khí không thông, táo bón thì không nên dùng.
  • Chữa trị:

1.Ăn không tiêu,trướng bụng: buồn bực: * Đậu giải non vừa đủ, đem rửa sạch, cắt khúc, dùng nước sôi đun thành canh, cho thêm gia vị, dầu mè trộn đều mà ăn; *Đậu giải tươi 15g, rửa sạch, nhai từ từ mà ăn.

2.Tỳ vị hư nhược, thận hư di tinh: Dùng một lượng đậu giải khô vừa đủ, với một lượng gạo vừa đủ, táo tầu 5-10 quả, cùng đem đun thành cháo. Mỗi bữa cơm húp một bát.

3.Bệnh đái tháo đường, mồm khát đái nhiều: Đậu giải cả vỏ 100-150g.Đun với nước mà uống. Ngày 1lần. Cũng có thể mang rang chín đậu giải mà ăn. Có thể dùng đậu giải tươi non (cả vỏ) đun với nước thành thang thêm gia vị, dầu mè quấy đều làm rau mà ăn.

4.Bạch đới quá nhiều, dịch trắng đục: Đậu giải, rau đằng đằng (Garcinia) mỗi thứ vừa đủ. Đun với thịt gà mà ăn. Ngày 2lần. Hoặc 30g đậu giải nấu canh, ngày ăn 2 lần.

 

 

NGÂN NHĨ ( NẤM TUYẾT ): LÀ LOẠI THỰC PHẨM BỒI BỔ CƠ THỂ HÀNG ĐẦU, TƯ ÂM SINH TÂN, BỔ TỲ AN THẦN.

NGÂN NHĨ TƯƠI

 

  • Tính vị:

Ngân nhĩ: vị ngọt, tính bình.

Phần để ăn: ngân nhĩ khô.

Phần dùng làm thuốc: toàn bộ ngân nhĩ.

  • Công dụng:

Ngân nhĩ: nhuận phế hóa đờm, ích vị sinh tân, bồi bổ cơ thể, cầm máu, cầm ho. Ngân nhĩ chứa loại đường có tác dụng tăng cường chức năng thực bào của đại thực bào, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của phóng xạ.

  • Tác dụng trị bệnh:

Ngân nhĩ: trị ho do phế nhiệt, ho do phổi khô, cổ họng khô miệng khát, sốt nhẹ ra mồ hôi, táo bón, vị âm hư suy, người yếu sau khi bệnh, trong đờm lẫn máu, cao huyết áp, xơ cứng mạch máu, ho lao, ho ra máu, chảy máu cam, thủy thũng, ho có đờm.

Cách dùng: 5 – 15g ngân nhĩ, sắc nước uống hoặc chưng đường phèn, nấu với các loại thịt ăn.

  • Lưu ý khi dùng:

  1. Ngân nhĩ không nên dùng riêng.
  2. Người bị tiêu chảy, đờm thấp, bị ho phong hàn không nên dùng.
NGÂN NHĨ KHÔ
  • Thành phần dinh dưỡng:

  • Vitamin: A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12, C, D, Carotene.
  • Chất dinh dưỡng: protein, chất béo, cacbohydrate.
  • Khoáng chất: Canxi, Photpho, Kẽm, Đồng,Kali, Natri, Selen, Magne.
  • Năng lượng: 200 kcal.
  • Chất xơ: 33,7g.
  • Thông tin bổ sung:

  1. Ngân nhĩ thích hợp cho người bệnh cao huyết áp, xơ cứng mạch máu.
  2. Ngân nhĩ còn có tác dụng sinh huyết, bảo vệ tế bào gan, chống đông máu, ức chế bệnh huyết khối, giảm mỡ máu, hạ đường huyết, chống lão hóa, kháng ung thư.
  3. Ngân nhĩ giúp tư âm sinh tân, ích khí dưỡng huyết, bổ thận kiện não, tư âm nhuận phế, bổ tỳ an thần, hòa vị, kích thích ăn uống. Có hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu cao, xơ cứng động mạch, chứng suy giảm bạch cầu, thần kinh suy nhược, viêm dạ dày.
NGÂN NHĨ NINH TRỨNG- MÓN ĂN TRỊ TÀN NHANG
  • Các bài thuốc chữa bệnh từ ngân nhĩ:

  • Cao huyết áp, xơ cứng động mạch: 25g ngân nhĩ, 25g hà thủ ô sống, 40g mè đen. Ngân nhĩ và hà thủ ô sắc nước, lọc bỏ bã sau đó cho thêm mè đen đã được rang và tán bột vào dùng.
  • Ung thư dạ dày, giúp nhuận phế:

+ Cách 1: 15g ngân nhĩ, 40g đường phèn ( hoặc cho thêm 15g mộc nhĩ). Sắc nước uống, mỗi ngày 1 lần, dùng thường xuyên.

+ Cách 2: 25g ngân nhĩ, 15g tổ yến, đường phèn đủ dùng. Ngâm ngân nhĩ, tổ yến cho nở to, cho đường phèn vào chưng hoặc hầm cách thủy ăn.

  • Xuất huyết đáy mắt: 25g ngân nhĩ, 25g mộc nhĩ, đường phèn đủ dùng ( hoặc chỉ dùng ngân nhĩ và mộc nhĩ ). Ngân nhĩ và mộc nhĩ dùng nước rửa sạch ngâm 1 đêm, rửa sạch cho vào nồi chưng 1 tiếng đồng hồ, cho thêm đường phèn. Ăn trước khi đi ngủ.
  • Ho khan không đờm: 40g ngân nhĩ, 40g rễ cỏ tranh,20g als sơn trà Nhật Bản ( còn gọi là tỳ bà ), 50g đường trắng ( hoặc mật ong ). Lá sơn trà bỏ lông, sắc cùng với ngân nhĩ và rễ cỏ tranh, lọc bỏ bã rồi thêm đường ( hoặc mật ong ) uống, sáng, tối mỗi buổi 1 lần.
  • Âm hư phế khô, trong đờm có máu: 40g ngân nhĩ, 40g bách hợp,25g sa sâm, 15g mạch đông. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 lần.
  • Khô họng, khản tiếng, ho khan: Ngân nhĩ lượng vừa đủ dùng, 1 quả trứng vịt vỏ xanh ( cho lòng đỏ đậm màu ). Nấu canh ăn.
  • Vị âm hư suy, khô họng khát nước, ho do phế nhiệt, táo bón: 40g ngân nhĩ, 50g đường phèn ( có thể thêm 20g hạt đông quỳ ). Hầm nhừ, sáng, tối mỗi buổ 1 lần.
  • Đục thủy tinh thể: 40g ngân nhĩ, 75g lá cải thảo, 4g lá trà ( hoặc thêm 15g câu kỷ ). Sắc nước uống, mỗi ngày 2 lần.
  • Ho do âm hư, đau đầu, hoa mắt, béo phì: 100g ngân nhĩ, 100g mộc nhĩ, 100g hoa cúc tươi, 10g hành, 5g gừng, 10g rượu, 2,5g muối ăn, 2,5g bột ngọt, 30g dầu thực vật. Ngân nhĩ, mộc nhĩ ngâm cho nở hết, cắt thành miếng, rửa sạch; hoa cúc rửa sạc, để ráo, hành thái đoạn. Dùng lửa lớn làm nóng chảo, cho dầu thicwj vật vào đun nóng khoảng 6 phần thì cho gừng, hành phi thơm; sau đó cho mộc ngĩ, ngân nhĩ, rượu, muối ăn, bột ngọt vào xào chín. Sau cùng cho hoa cúc vào là được.
  • Ung thư phổi, ho khan, ho ra máu: 15g ngân nhĩ, 50g đường phèn( hoặc thêm 25g củ sen ). Ngâm ngân nhĩ trong nước ấm khoảng 1 tiếng, nấu sền sệt, cho đường phèn vào dùng.
  • Chứng ra nhiều mồ hôi: 375g ngân nhĩ, 50g đường phèn ( cũng có thể thêm 25g long nhãn, 6 quả táo). Nấu lên ăn.
  • Xuất huyết tử cung: 20g ngân nhĩ, 20g hắc mộc nhĩ, 20g sơn trà, đường đủ dùng. Ngâm ngân nhĩ và hắc mộc nhĩ 1 tiếng, rửa sạch, nấu chung với sơn trà, cho đường vào ăn.
  • Chứng giảm bạch cầu sau hóa trị ung thư: 15g ngân nhĩ, 35g đảng sâm, 35g hoàng kỳ, 50g giảo cổ lam, 35g ý nhĩ, 35g gạo. Cho 4 vị thuốc đầu tiên vào sắc, sau đó lọc bỏ bã rồi cho ý nhĩ, gạo vào nấu cháo. Mỗi ngày ăn 1 lần.
  • Bệnh tê liệt ở người già ( triệu chứng: cơ thể gầy gò, miệng khô, khát nước, sốt nhẹ): 25g ngân nhĩ, 50g hạt sen, một ít đường trắng. Nấu nhừ ngân nhĩ và hạt sen, sau đó cho thêm đường trắng, ăn lúc bụng đói.
  • Âm hư hỏa vượng, tâm phiền, mồ hôi trộm, tim đập nhanh, mất ngủ: 25g ngân nhĩ, 15 quả táo, đường trắng đủ dùng. Sắc nước uống, dùng liên tục 10 – 15 ngày.
  • Ho do phế nhiệt, ho khan: 40g ngân nhĩ, 50g bách hợp tươi, 50g đường phèn ( hoặc mật ong ). Bách hợp ngâm 5 tiếng, rửa sạch, cho thêm ngân nhĩ, đường trắng vào hầm ăn, dùng liên tục 5 ngày. Người ho ra máu hay chảy máu cam đều có thể dùng.

 

 

MỘC NHĨ ( NẤM MÈO ): BỒI BỔ DẠ DÀY, CÓ HIỆU QUẢ TRONG ĐIỀU TRỊ CAO HUYẾT ÁP, TIỂU ĐƯỜNG.

MỘC NHĨ TƯƠI

   * Tính vị:

Mộc nhĩ: vị ngọt, tính bình.

Phần để ăn: phần thân.

Phần dùng làm thuốc: toàn bộ.

  • Công dụng:

Mộc nhĩ: Có tác dụng chống ung thư, nhuận phổi ích vị, làm mát máu, hoạt huyết, bồi bổ cơ thể, chống khối u, mộc nhĩ nướng thành than có thể cầm máu.

  • Lưu ý khi dùng:

  1. Những người đi phân lỏng, dễ bị tiêu chảy cẩn thận khi dùng.
  2. Mộc nhĩ có tác dụng hoạt huyết, người bị bệnh xuất huyết, phụ nữ có thai không nên dùng hoặc hạn chế dùng.
  3. Mộc nhĩ tươi có chất độc, không được sử dụng khi chưa chế biến.
  • tác dụng trị bệnh:

Mộc nhĩ trị đại tiện ra máu, bệnh trĩ, rong kinh, khô họng, khạc ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, cao huyết áp, táo bón, khí hư, thiếu máu, xơ cứng động mạch, kinh nguyệt ra nhiều, huyết trắng bị đục, xuất huyết đáy mắt, ho, thường xuyên chảy nước mắt, viêm gan mãn tính.

 

Cách dùng: 5 – 15g mộc nhĩ, sắc nước uống, hoặc nấu canh, nướng thành than rồi nghiền nát dùng.

 

Dùng ngoài da: nghiền nát bôi.

MỘC NHĨ KHÔ
  • Thành phần dinh dưỡng:
  • Vtamin: : A, B1, B2, B3, B6, B9, B12, C, D, E, Carotene.
  • Chất dinh dưỡng: protein, chất béo, cacbohydrate.
  • Khoáng chất: Canxi, Photpho, Kẽm, Đồng,Kali, Natri, Selen, Magne.
  • Năng lượng: 200 kcal.
  • Chất xơ: 33,7g.
  • Thông tin bổ sung:

    1. Mộc nhĩ tăng  cường hệ miễn dịch, chống hình thành cục máu đông, giảm lượng đường trong máu, giảm lượng cholesteron trong máu, chống xơ cứng động mạch, ung thư và đột biến.
    2. Mộc nhĩ và ngân nhĩ chứa hàm lượng chất gần giống nhau. Mộc nhĩ có tác dụng tẩm bổ ích vị, bổ máu, nhuận phổi dưỡng âm, cầm múa. Thích hợp sử dụng trị các chứng bệnh kiết lỵ ra máu, chảy máu tử cung, bệnh trĩ, cao huyết áp, táo bón, chảy nước mắt.
CANH GÀ NẤU MỘC NHĨ
  • Các bài thuốc chữa bệnh từ mộc nhĩ:

  • Bệnh trĩ, táo bón: 75g mộc nhĩ, 35g hồng khô. Ngâm mộc nhĩ trong nước rồi rửa sạch, cho cùng với hồng khô vaaof nấu nhừ để dùng.
  • Kiết lỵ, đau lưng: 50g mộc nhĩ, một ít muối và giấm. Ngâm mộc nhĩ trong nước rồi rửa sạch, cho mộc nhĩ vào 2 chén rưỡi nước nấu chin, rồi cho thêm muối và giấm vào, dùng 2 lần mỗi ngày.
  • Chảy nước mắt lien tục, đau mắt sưng đỏ: 40g mộc nhĩ, 40g cây mộc tặc, 75g gan heo ( hoặc gan dê ). Nướng mộc nhĩ, phơi khô mộc tặc, nghiền nát 2 nguyên liệu rồi trộn với nhau, mooic lần dùng khoảng 10g, chung với gan heo.
  • Bệnh tiểu đường: 15g mộc nhĩ, 75g củ từ ( hoặc thêm 25g hoàng kỳ, 25g đậu ván trắng). cho mộc nhĩ, củ từ và gia vị vào xào chin dùng. Nếu có thêm hoàng kỳ, đậu ván trắng thì cho thêm ít nước vào sắc dùng.
  • Bị Lupus ban đỏ hệ thống: 10g mộc nhĩ, 10g ngân nhĩ, đường phèn vừa đủ dùng. Ngâm mộc nhĩ và ngân nhĩ trong nước 1 đêm, nấu với lửa nhỏ cho mềm, thêm đường phèn, dùng vào buổi sang hoặc trước khi đi ngủ, mỗi ngày 1 lần.
  • Thiếu máu do thiếu sắt: 40g mộc nhĩ, 6 trái táo khô, đường đủ dùng. Cho mộc nhĩ và táo vào nước nấu, cho thêm ít đường, nấu cho đến khi sệt là dùng được.
  • Thận hư, chóng mặt, run rẩy, đau tức ngực: 15g mộc nhĩ, 15g ngân nhĩ, 15 trái táo khô, đường phèn đủ dùng. Cho mộc nhĩ, táo đã ngâm vào tô, rồi thêm đường phèn, đem cưng cách thủy khoảng 1 tiếng, dùng 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý: người bị phù đầu, nặng đầu và các loại bệnh liên quan không nên dùng.

  • Viêm gan mãn tính, xơ cứng gan: 10g mộc nhĩ, 40g hồng khô, đường đủ dùng. Mộc nhĩ ngâm và rửa sạch rồi cho vào nồi với hồng khô nấu nhừ, sau đó cho thêm đường vào dùng.
  • Bệnh thận, cao huyết áp: 75g mộc nhĩ, 25g nhân ý nhĩ, 15g phật thủ ( còn gọi là thanh yên), 75g thịt heo và ít gia vị. Cho tất cả nguyên liệu vào nấu canh ăn. Vị thuốc này còn có tác dụng tư âm, thong kinh mạch, điều tiết âm dương.
  • Tê tay chân: 17,5g mộc nhĩ, 17,5g mật ong, 10g đường đỏ. Rửa sạch mộc nhĩ cho vào tô rồi thêm mật ong, đường đỏ vào đảo đều; cho vào nồi chưng lên dùng hằng ngày.
  • Bệnh cao huyết áp, nhiệt: 15g mộc nhĩ, 40g đậu xanh, đường trắng đủ dùng. Mộc nhĩ ngâm nước rồi rửa sạch, đậu xanh vo sạch, cho tất cả vào nồi nấu đến khi đậu xanh chín mềm thì cho thêm đường vào là dùng được.
  • Bệnh ra mồ hôi nhiều: 25g mộc nhĩ, 40g lá dâu, 6 quả táo khô. Cho cả 3 nguyên liệu vào sắc nước, dùng 2- 3 lần mỗi ngày.
  • Ho lâu ngày: 40g mộc nhĩ, 40g đường phèn ( hoặc thêm 10g hạnh nhân ). Cho nguyên liệu vào nồi hầm ăn.
  • Viêm thấp khớp: 40g moocjnhix, 5g tế tân, 3 lát gừng tươi, 25g đường phèn. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu lên, sau đó cho thêm đường phèn vào, chia làm 2 lần dùng.
  • Ho ra máu: 20g mộc nhĩ, 200g lá bắp cải, 1 lát gừng tươi, 25g đường phèn. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu chin, rồi cho đường phèn vào, mỗi ngày dùng 2 -3 lần.
  • Chóng mặt: 20g mộc nhĩ, 40g hoàng kỳ ( hoặc thêm 25g rễ hoa hướng dương ). Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu, mỗi ngày dùng 2 lần.
  • Tỳ vị đều hư dẫn đến kinh nguyệt ko đều: 20g mộc nhĩ, táo đỏ 10 quả, 40g đường đỏ. Rửa sạch mộc nhĩ và táo đỏ, sau đó cho vào nồi, dùng lửa nhỏ đun khoảng 30 phút, khi ăn cho đường đỏ vào dùng chung.

BÍ ĐAO – TÁC DỤNG THANH NHIỆT HÓA ĐỜM, PHÒNG CHỐNG TÊ LIỆT.

Bí đao
BÍ ĐAO
  • Tính vị:

Bí đao ( phần thịt quả ): vị ngọt , nhạt, tính hơi hàn.

Vỏ: vị ngọt, tính hơi hàn.

Hạt: vị ngọt, tính hơi hàn.

Dây : vị đắng, tính hàn.

: vị đắng, tính mát.

Ruột: vị ngọt, tính bình.

Phần để ăn: phần thịt quả.

Phần dùng làm thuốc: thịt quả, vỏ, dây, hạt, lá.

  • Công dụng:

Quả: lợi tiểu, tiêu đờm, sinh tân dịch, giải khát, tiêu thũng, giải độc.

Vỏ: thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu thũng, giải trúng nắng.

Ruột: thanh nhiệt trị ho, lợi tiểu tiêu thũng.

Dây: thanh phế hóa đờm, thông kinh mạch.

: thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc.

Hạt: thanh phế hóa đờm, trị tê liệt, tiêu mủ, lợi thấp.

  • Tác dụng trị bệnh:

–       Quả: trị thủy thũng, bệnh lậu, bệnh nấm kẽ, đờm suyễn, giải khát giải nắng, viêm tận thủy thũng, xơ cứng động mạch, bệnh tim mạch vành, bệnh cao huyết áp, giảm béo, viêm túi mật, bồi bổ sức khỏe suy yếu, giúp mịn da, chữa lở miệng, viêm họng cấp tính, mất tiếng, viêm mắt do điện quang, đục thủy tinh thể, rôm sảy, nhọt mũi, trúng độc cá, trúng độc rượu, lòi dom.

Cách dùng: 5 – 15g, sắc nước hoặc xay uống.

Dùng ngoài da: giã đắp hoặc đun lấy nước rửa.

–       Vỏ: trị thủy thũng, khó tiêu, tiêu chảy, mụn nhọt, đau đầu, viêm màng kết cấp tính, viêm lợi, hội chứng thời kỳ mãn kinh, sau khi sinh sản dịch ra không hết, sản phụ thiếu sữa, vàng da ở trẻ sơ sinh.

Cách dùng: 20 – 50g, sắc nước uống.

Dùng ngoài da: nấu nước rửa.

–       Hạt bí đao: trị ho, nhiệt đờm, liệt phổi, liệt ruột, thủy thũng, bệnh lậu, bệnh bụi silic phổi, thương àn, ho ra máu, rối loạn tâm thần, viêm họng mãn tính, giun móc, vô sinh, viêm ruột thừa, viêm khớp phong thấp.

Cách dùng: 15 – 25g, sắc nước uống hoặc tán bột dùng.

Dùng ngoài da: nghiền bột đắp.

–       Dây bí đao: trị nhiệt bệnh, bệnh lậu, thủy thũng, tê liệt, viêm amidan, viêm tiểu cầu thận, mắt nổi mụn lẹo, đau lưng mãn tính, mề đay.

Cách dùng: 50 – 100g, sắc nước hoặc xay ép lấy nước uống.

Dùng ngoài da: nấu nước rửa.

–      : tiêu khát, trị tiêu chảy do trúng nắng, sốt rét, mụn độc, ong đốt.

Cách dùng: 15 – 25g, sắc nước uống.

Dùng ngoài da: giã nát đắp.

–       Dây: trị phế nhiệt, ho có đờm, sưng khớp, sa trực tràng kiểu túi, ghẻ lở.

Cách dùng: 15 – 25g, sắc hoặc xay ép lấy nước uống.

Dùng ngoài da: nấu nước rửa.

bí đao canh
CANH BÍ ĐAO NHỒI THỊT- MÓN NGON GIẢI NHIỆT NGÀY HÈ
  • Lưu ý khi dùng:

  1. Người tỳ vị hư hàn, dương khí yếu không nên ăn nhiều.
  2. Bí đao thích hợp để chế biến món ăn vào mùa hè.
  3. Người bệnh thận, tiểu đường, tim mạch vành, cao huyết áp nên ăn nhiều.
  4. Người béo phì nên ăn nhiều.
  • Thành phần dinh dưỡng:

–       Vitamin: A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, E, K, Carotene.

–       Chất dinh dưỡng: Protein, chất béo, cacbohydrat.

–       Khoáng chất: Canxi, Kali, Kẽm, Đồng, Sắt, Natri, Selen, Photpho, Magne.

–       Năng lượng: 7 Kcal.

–       Chất xơ: 0.5g.

  • Thông tin bổ sung:

  1. Bí đao có chứa chất dầu béo, adenine, protein, các loại đường, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, trigonelline, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đờm, ngăn tê liệt.
  2. Bí xanh có chứa khá nhiều vitamin C, hàm lượng muối kali cao, nhưng hàm lượng muối natri thấp, vì thế thích hợp cho người cần lượng muối natri thấp như người bệnh thận, bệnh phù thũng, cao huyết áp.
  3. Bí đao và cá diếc kỵ nhau:

Cá diếc có tính ôn, vị ngọt, có tác dụng hòa vị bổ hư, lợi thủy thông sữa, tiêu thũng giải độc, tuy nhiên nếu ăn cùng bí đao có thể làm cơ thể mất nước. Trong trường hợp này có thể giải độc bằng cách uống 1 ly nước rau muống xay.

  1. Bí đao và baba có tác dụng bổ trợ nhau:

Bí đao ăn chung với baba có tác dụng mịn da, sáng mắt, sinh tân dịch, giải khát, trừ thấp lợi tiểu, trừ nhiệt, giải độc, ăn nhiều có thể giảm béo.

  • Các bài thuốc chữa bện từ bí đao:

–       Ho do phế nhiệt, đờm vàng đặc: 650g bí đao, 1 lá sen tươi, một ít muối ăn. Cho bí đao và lá sen vào nấu với nước, sau đó nêm thêm muối để dùng.

–       Trúng nắng khát nước: bí đao vừa đủ dùng. Bí đao bỏ vỏ, giã nát, vắt lấy nước, uống niều có thể giải nắng.

–       Bệnh quai bị: 10g hạt bí đao, 50g mướp khía. Nấu canh ăn, mỗi ngày 2 lần.

–       Chứng tăng ure huyết: 150g bí đao, 75g đậu đỏ. Nấu canh ăn.

–       Viêm thận, thủy thũng: 25g vỏ bí đao, 25 vỏ dưa hấu, 25g cỏ tranh, 25g râu bắp, 100g đậu đỏ. Cho nguyên liệu vào sắc nước uống, chia làm 3 lần uống.

–       Mất tiếng: 200g bí đao, 15g vỏ rễ dâu, 3 vỏ trứng gà. Sắc nước uống, sáng tối mỗi bữa 1 lần.

–       Chứng tiêu khát, tiểu nhiều: 100g vỏ bí đao, 50g mạch môn đông, 5 – 15g hoang liên. Cho nguyên liệu vào sắc nước, chia làm 3 lần uống.

–       Phụ nữ thời kỳ thai nghén bị thủy thũng: 250g bí đao, một ít đường đỏ. Bí đao rửa sạch bỏ vỏ, cắt thành miếng nhỏ, cho thêm đường đỏ hấp chín, mỗi ngày ăn 1 lần.

–       Mỡ trong máu cao: 50g vỏ bí đao, 40g lá sen, 50g vỏ bí đỏ già. Sắc nước uống, sáng tối mỗi bữa 1 lần.

–       Bệnh béo phì, gan nhiễm mỡ: 200g bí đao, 75g ý dĩ. Bí đao bỏ vỏ, cắt miếng; ý dĩ rửa sạch; trước tiên cho ý dĩ vào nồi nấu trước 50 phút rồi cho bí đao vào nấu chín là được, ngày ăn 1 lần.

–       Liệt phổi: 25g hạt bí đao, 15g đào nhân, 10g kiết cánh ( cát cánh), 10g vỏ rễ mẫu đơn, 10g cam thảo. Sắc nước uống, sáng tối mỗi bữa 1 lần.

–       Ngộ độc thức ăn ( cua, cá nốc…..): 150 – 200g bí đao. Giã nát, vắt lấy nước uống; uống càng nhiều càng tốt.

–       Eczema ( còn gọi là bệnh chàm), nấm kẽ:500g bí đao, 100g ý nhĩ. Bí đao để nguển vỏ, nấu cùng với ý dĩ, có thể thêm đường hoặc muối, dùng uống thay trà.

–       Mùa hè trẻ em sốt cao không giảm: 30g vỏ bí đao, 10g hạt bưởi. Hạt bưởi bỏ vỏ cùng với vỏ bí đao đem sắc nước, uống nhiều lần.

–       Béo phì: 300g bí đao, 300g củ cải. Sắc nước uống, chia làm 2 – 3 lần dùng.

–       Viêm phế quản gây ho ở người già, viêm thận thủy thũng cấp tính: 50g vỏ bí đao, 40g hoa kim ngân, đường trắng vừa đủ dùng. Cho vỏ bí đao và hoa kim ngân vào 400ml nước nấu khoảng 30 phút rồi gạn nước ra, tiếp tục thêm nước nấu lần 2, sau đó hòa 2 loại nước lại, cho thêm đường trắng uống thay trà.

 

DƯA LEO – CHỨA NHIỀU ENZYM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI CHẤT.

dưa leo
DƯA LEO TƯƠI GIÚP GIẢI NHIỆT, LÀM ĐẸP DA.
  • Tính vị:

Dưa leo: vị ngọt, tính mát.

Nhựa dưa leo: vị ngọt, mặn, tín hàn.

Lá dưa leo: vị đắng, tính hàn ( đắng, bình ).

Dây dưa leo: vị đắng, tính mát.

Vỏ dưa : vị ngọt, tính hàn.

Gốc:vị ngọt, đắng, tính mát.

Rễ dưa: vị đắng, tính hàn.

Phần để ăn: quả.

Phần dùng làm thuốc: vỏ, lá, gốc, rễ, nhựa, hạt, nước ép.

  • Công dụng:

–       Quả : thanh nhiệt lợi tiểu, giải độc tiêu viêm, giải khát, tiêu thũng.

–       Hạt: làm liền xương gãy, khứ phong, tiêu đờm.

–       Lá: thanh nhiệt, tiêu độc tiêu thũng.

–       Gốc: thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc.

–       Vỏ: thanh nhiệt, lợi tiểu.

–       Rễ: thanh nhiệt, giải đờm, lợi thấp, giải độc.

–       Nhựa: thanh nhiệt, làm sáng mắt, tiêu thũng, giảm đau.

  • Tác dụng trị bệnh:

–       Quả: trị nhiệt khát nước, tiểu dắt và nước tiểu có màu đỏ, tiểu it, ra mồ hôi trộm, mụn nhọt, rôm sảy, bị bỏng, kiết lỵ, đau mắt đỏ, tiểu tiện ra máu, bệnh hoàng đản ở trẻ sơ sinh.

Cách dùng: Lấy lượng thích hợp nấu chín, hoặc xay dùng.

Dùng ngoài da: ép lấy nước hoặc giã nát đắp.

–       Hạt: trị gãy xương, bị thương gân cốt, phong thấp nhức mỏi, bệnh hen suyễn ở người già, nôn ra máu.

Cách dùng: 3 -10g, tán bột dùng.

Dùng ngoài da: nghiền bột rắc hoặc ép lấy dầu bôi.

–       Lá: trị bệnh bạch lỵ, nấm kẽ, sưng độc không rõ nguyên nhân, thị lực giảm, đổ mồ hôi trộm, đau một bên đầu, bệnh sởi, kinh phong, sốt cao ảnh hưởng tràng vị.

Cách dùng: 15 – 25g lá khô, sắc nước uống, lá tươi thì dùng lượng gấp đôi, có thể xay ép lấy nước uống.

–       Vỏ: trị thủy thũng, tay chân sưng phù, bệnh béo phì.

Cách dùng: 15 – 25g vỏ khô, lá tươi dùng lượng gấp đôi, cho tất cả vào nồi sắc nước uống.

–       Rễ: trị bạch lỵ, bệnh vàng da, tiêu khát, mụn nhọt độc, viêm tai giữa, viêm bang quang, viêm phế quản của trẻ em.

Cách dùng: 15 – 25g rễ khô, rễ tươi dùng lượng gấp đôi, cho tất cả vào nồi sắc nước uống.

Dùng ngoài da: giã nát đắp lên chỗ cần trị.

–       Dây: trị ho có đờm nhiệt, động kinh, bệnh cao huyết áp, bạch lỵ, đờm đặc, nhọt độc, viêm não Nhật Bản B.

Cách dùng: 20 – 50g dây khô, dây tươi dùng lượng gấp đôi, cho tất cả vào nước sắc uống.

Dùng ngoài da: giã nát đắp.

–       Nhựa: trị cổ họng đau rát, miệng lưỡi phồng rộp, viêm nướu, đau mắt đỏ, bị thương phần cứng và phần mềm.

Cách dùng: lấy nhựa chấm lên mắt, hít vào họng hoặc đắp lên da.

  • Lưu ý khi dùng:

–       Những người dạ dày lạnh, đau bụng tiêu chảy không nên dùng, nếu dùng phải thận trọng.

–       Những người sau khi khỏi bệnh, thể trạng không tốt, khó tiêu không nên dùng.

–       Thích hợp với nững người bị nhiệt, béo phì, cao huyết áp, ung thư, nghiện rượu, đặc biệt hiệu quả với người mắc bệnh tiểu đường.

  • Thành phần dinh dưỡng:

–       Vitamin: A, B1,B2, B3, E, Carotene.

–       Chất dinh dưỡng: Protein, Chất béo, Cacbohydrat.

–       Khoáng chất: Canxi, Kẽm, Đồng, Selen, Sắt, Kali, Natri, Magne, Photpho.

–       Năng lượng: 15kcal.

–       Chất xơ: 0.50g.

dưa leo ngon
GỎI NỘM DƯA LEO CÓ TÁC DỤNG GIẢM CÂN TỐT
  • Thông tin bổ sung:

  1. Vitamin B1 trong dưa leo có tác dụng tăng cường chức năng não bộ và hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị mất ngủ.
  2. Chất xơ trong dưa leo có tác dụng bài tiết chất dơ trong ruột và hạ cholesteron trong máu.
  3. Dưa leo chứa rất nhiều enzyme có hoạt tính sinh học cao, thúc đẩy quá trình chuyển hóa trao đổi chất; ngoài ra, vitamin E trog dưa leo còn có tác dụng chống lão hóa.
  4. Dây dưa leo có tác dụng hạ huyết áp rất tốt, giảm cholesterol, có tác dụng kháng thũng và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  5. Dưa leo và cần tây kỵ nhau:

Trong dưa leo có chứa enzym phân giải vitamin C, do dưa leo thường dùng ăn sống, enzyme trong đó không bị mất đi, nên nếu ăn cùng cần tây sẽ làm mất vitamin C trong cần tây, chất dinh dưỡng sẽ bị giảm.

  1. Dưa leo và mộc nhĩ có tác dụng bổ trợ nhau:

Trong dưa leo chứa axit tartronic có tác dụng hạn chế lượng đường trong cơ thể chuyển hóa thành mỡ, mà trng mộc nhĩ chứa chất gum có tác dụng hữu hiệu đối với hệ tiêu hóa, giữ lại những chất có lợi cho cơ thể, còn lại bài tiết ra bên ngoài. Hai thực phẩm này khi dùng chung với nhau sẽ giúp tăng cường tác dụng giảm béo, bồi bổ cơ thể, điều hóa khí huyết, cân bằng dinh dưỡng.

  • Các bài thuốc chữa bệnh từ dưa leo:

–       Rôm sảy: 1 trái dưa leo tươi. Dưa leo cắt lát bôi vào chỗ rôm sảy, mỗi ngày 2 – 3 lần.

–       Bệnh tim mạch vành: 30ml dưa leo xay ép lấy nước, 15ml lá sen xay ép lấy nước, 3ml nước gừng. Hòa chung 3 thứ với nhau, sáng tối mỗi bữa uống 1 lần.

–       Bị ong chích: dưa leo già. Giã nát dưa leo, mỗi lần đắp lên vết đau vài lần.

–       Đau một bên đầu: 75g lá dưa leo, 40g lá dâu tằm, 10 lá khô ( hoặc lá trà xanh ). Lá dưa leo và lá dâu tằm ch vào nước đun sôi, sau đó cho lá trà vào ngâm; sáng, tối mỗi buổi dùng 1 lần.

–       Cao huyết áp, mỡ trong máu cao: 25g dây dưa, 40g cúc dại, 50g sơn trà, 25g lá dâu tằm, 20g kim ngân. Tất cả nguyên liệu đem sấy khô, trộn chúng, tán bột, mỗi lần dùng 40g ( bỏ vào túi lọc ), ngâm nước sôi, mỗi ngày uống 3 lần.

–       Bệnh cao huyết áp:

+ Cách 1: 50g dây dưa leo, 15g trúc diệp ( lá tre tươi ), 25g râu bắp, 50g dây dưa hấu. Cho nguyên liệu vào nước sắc uống, mỗi ngày 2 lần.

+ Cách 2: 50g dây dưa leo, 15g lá dâu tằm, 20g hạ khô thảo, 15g cúc dại. Cho tất cả nguyên liệu vào sắc nước uống.

–       Trẻ em tiêu chảy do nhiệt: Lá, rễ dưa leo tươi mỗi thứ 75g, 25g xa tiền thảo, đường trắng vừa đủ dùng. Cho nguyên liệu vào sắc rồi gạn lấy nước, thêm đường vào dùng.

–       Bệnh đau đầu: 25g dây dưa leo, 15g bách hợp, 20g lá sơn trà Nhật Bẩn. Lá sơn trà Nhật Bản xoa bỏ lông rồi cho cùng dây dưa leo và bách hợp vào và sắc nước, chia làm 2 lần uống.

–       Viêm thận thủy thũng, khó tiểu: 50g vỏ dưa leo già ( hoặc vỏ dưa khô), 50g vỏ bí đao, 50g rễ cỏ tranh, 25g râu bắp. Cho hỗn hợp trên sắc nước, chia làm 2 lần uống.

–       Bệnh phong thấp: 150g dưa leo nhỏ, 150 carot, 150g táo ( bom ), 1 muỗng nhỏ mật ong, 1 ít nước cốt chanh. Dưa leo nhỏ và carot rửa sạch cắt miếng, táo gọt vỏ và cắt miếng, đem xay hỗn hợp này, sau đó lọc bỏ bã rồi cho mật ong và nước cốt chanh vào khuấy đều uống.

–       Bị sưng phần cứng và phần mềm: rễ dưa leo. Bỏ rễ dưa leo vào bình cho nước vào ngâm, khi nào bị sưng lấy nước này ra xoa bóp trên chỗ sưng là được.

–       Thủy thũng: 25g vỏ dưa leo, giấm vừa đủ dùng. Cho giấm vào sắc với vỏ dưa leo, uống lúc đói, mỗi ngày 2 lần.

 

 

Măng tre – Thức ăn tuyệt vời cho người bị bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não.

măng tre
MĂNG TRE TƯƠI

*Tính vị:

Măng tre: vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn.

Phần để ăn: măng tre non.

Phần dùng làm thuốc: măng tre tươi, bẹ măng tre.

*Công dụng:

Măng tre: thạn nhiệt, hóa đờm, hóa nhiệt, tiêu hóa thức ăn, giải mỡ dầu, lợi thủy, nhuận trường.

*Lưu ý khi dùng:

1. Người bị sỏi đường tiết niệu nên hạn chế ăn măng tre; người tỳ vị, khí hư nhược, loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết dạ dày, xơ gan, tiêu chảy mãn tính, da bị dị ứng, ngứa không được ăn.

2. Măng tre tính hơi hàn;  do đó người bị viêm, sỏi thận tốt nhất không nên ăn.

* Tác dụng trị bệnh:

Măng tre trị đờm nhiệt; ho; chống co thắt; chữa tâm vị nhiệt, phiền nhiệt, tiêu khát, tiểu tiện không thong, chữa trướng dạ dày, ruột, bụng; đầy bụng; giải rượu độc, trị bệnh ban sởi hoặc thủy đậu không mọc được, tiêu chảy, kiết lỵ lâu hết, người mắc bệnh tim mạch vành, bệnh béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, xơ cứng động mạch.

Cách dùng: 50 – 200g măng tre nấu hoặc xào chin để ăn.

*Thành phần dinh dưỡng:

Vitamin: B1, B2, B3, C, E.

Dinh dưỡng chính: protein, chất béo, cacbohydrate.

Khoáng chất: canxi, natri, kẽm, đồng, photpho, magne, selen, kali, sắt.

Năng lượng: 19kcal

Chất xơ: 1,8g.

canh măng tre
CANH MĂNG TRE NẤU VỚI GIÒ HEO

*Thông tin bổ sung:

1. Măng tre chứa hàm lượng cholesterol thấp, giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ. Thường dùng riêng hoặc kết hợp với thịt có thể phòng bệnh cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, tim mạch vành, xơ cứng động mạch, giảm béo, làm đẹp, bệnh ở người già, táo bón, phế nhiệt, ho, đờm đặc. Ngoài ra, măng tre còn chứa một lượng nhỏ các chất có khả năng chống ung thư.

2. Măng tre chứa khá nhiều chất xơ thô, do vậy người tỳ vị khí hư, loét dạ dày và tá tràng,xuất huyết dạ dày, tiêu chảy mãn tính, giãn tĩnh mạch thực quản, xơ gan, ngứa gan, dị ứng da tốt nhất không nên ăn. Măng tre có chứa axit oxalic, ảnh hưởng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, vì vậy người bị bệnh sỏi đường tiết niệu và trẻ em hạn chế ăn, hoặc không ăn càng tốt.

* Các bài thuốc chữa bệnh từ măng tre:

Tiêu chảy, kiết lỵ lâu hết, chứng tiêu khát: măng tre tươi lượng thích hợp, 125g gạo. Măng bỏ vỏ ngoài, thái lát hoặc bào sợi (ngâm qua nước muối hoặc luộc sơ để trừ chất độc), cho vào gạo nấu cháo, ngày dùng 2 lần.

Bổ khí, thanh nhiệt, lợi thủy: 75g măng tre tươi, 40g ý dĩ, 75g gạo. Măng bỏ vỏ rửa sạch, thái nỏ, thêm ý dĩ, gạo, đổ nước vào nấu cháo ăn.

Đại tràng nhiệt, táo bón: 75g măng tre tươi, 75g gạo, mỡ heo, muối ăn, gia vị. Măng bỏ vỏ thái lát, co vào gạo nấu cháo, sau đó cho mỡ heo, muối và gia vị vào dùng.

Béo phì, gan nhiễm mỡ, tiểu đường: măng tre, thịt heo đủ dùng, một ít gia vị. Măng cắt khối, thịt heo thái lát, đem nấu chung hoặc xào.Vị thuốc này cũng thích hợp dùng trị các chứng tích tụ đờm, ho, táo bón, phù thũng, giúp bổ thận, lợi tiểu.

Đau mắt đỏ, sưng yết hầu, nóng gan, hoàng đản, khó tiểu: măng tre, câu kỷ đủ dùng. Măng cắt khối co câu lỷ vào nấu canh ăn.

Bệnh tim mạch vành: 75g măng tre, mướp khía, nước tương, giấm đủ dùng. Măng và mướp rửa sạch, bỏ vỏ, thái lát, cho nước tương, giấm trộn đều, ăn mỗi ngày 1- 2 lần.

– Thủy đậu mới mọc, ban sởi ở trẻ em, làm ban sởi mau mọc: măng tre tươi đủ dung, 1 con cá diếc. Măng rửa sạch, thái lát; cá diếc rửa sạch vày và bỏ ruột, cho vào nấu canh, mỗi ngày dùng 3 lần.

– Ho ra máu: 200g măng tre, gia vị vừa đủ. Măng bỏ vỏ rửa sạch, thái lát, nấu sơ qua rồi cho gia vị tiếp tục nấu đến chín, đợi nguội rồi ăn, mỗi ngày 1- 2 lần.

Ban sởi mọc không hết: 250g măng tre tươi, 25g rau mùi. Rau mùi rửa sạch, thái khúc, măng xắt sợi, cho nguyên liệu vào nước nấu sơ cho nổi lên, sau đó lọc bỏ bã uống nước canh.

Béo phì, đờm nhiệt, bệnh phù thũng: 250g măng tre tươi, 150g thịt gà, gia vị đủ dùng. Đem nấu canh ăn.

Viêm khớp phong thấp: 40g bẹ lá măng, 40g ý dĩ, 15g cam thảo nướng mật ong. Co nguyên liệu vào sắc nước uống, mỗi ngày dùng 2 lần.

GỪNG – Kích Thích Vị Giác , Tăng Cường Tuần Hoàn Máu.

gừng

*Tính vị:

Gừng tươi : vị cay, tính ôn.

Nước cốt gừng tươi : vị cay, tính hơi ôn.

Vỏ gừng tươi : tính hơi ôn.

Gừng nước đen: vị đắng, cay, chát, tính ôn.

Lá gừng: vị cay, tính ôn.

Phần để ăn: củ

Phần dùng làm thuốc: củ, nước cốt gừng tươi, vỏ, lá, gừng nướng đen.

*Công dụng:

Gừng tươi : khai vị, giúp ra mồ hôi, tán hàn, giải ho, giải độc.

Nước cốt gừng tươi: chữa phong thấp, trị nôn mửa.

Gừng  nướng đen : ôn kinh cầm máu, ôn tỳ trừ tả.

*Tác dụng trị bệnh:

Gừng tươi: trị cảm phong hàn, ho do hư hàn, đau dạ dày, ho đờm trắng, tiêu chảy, nôn mửa.

Cách dùng: 5-15g ( 2-4 lát ), sắc nước uống hoặc giã lấy nước uống.

Dùng ngoài da: giã nát đắp, lấy nước bôi hoặc sao nóng đắp.

Lá gừng: trị đau bụng bị thương phần cứng và phần mềm, ứ huyết.

Cách dùng: tán bột, mỗi lần dùng lấy 2g, hoặc giã đắp.

Gừng nướng đen: trị nôn ra máu do hư hàn, tiểu ra máu, băng lậu, tiêu chảy do âm hư.

Cách dùng: 5- 10g, sắc nước uống.

Dùng ngoài da: tán bột đắp.

Vỏ gừng tươi: trị phù thủng, trị bệnh da nhiễm nấm

Cách 1: 5-15g, sắc nước uống hoặc xát ngoài da đối với vùng bị nhiễm nấm.

Cách 2: uống 3 – 10 giọt nước gừng tươi.

           *Lưu ý cách dùng:

1/ Người bị bệnh trĩ , huyết áp cao không được ăn; người ho do phế nhiệt, nôn mửa do vị nhiệt kiên dùng.

2/ Gừng ăn sống dùng để thoát mồ hôi, ăn chín giúp ôn trung.

3/ Người âm hư nội nhietj kỵ dùng.

           *Thành phần dinh dưỡng:

-Vintamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, Carotene.

-Chất dinh dưỡng:  protein, chất béo, cacbohydrate

-Khoáng chất: canxi, kali, kẽm, đồng, sắt, natri, selen, photpho, magne.

-Năng lượng: 66 kcal.

-Chất xơ: 22g.

gà kho gừng
GÀ KHO GỪNG – MÓN NGON MỌI NHÀ

*Thông tin bổ sung:

1. Chất gingeron trong gừng có tác dụng kích thích niêm mạc ruột, làm tăng sự thèm ăn, tăng cường tiêu hóa.

2. Tinh dầu, chất gingeron, axit amino trong gừng có thể kích thích vị giác, làm hưng phấn trung khu hô hấp và tim, làm tăng huyết áp, thoát mồ hôi và trị ho.

3. Gừng tươi có thể tăng cường tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch vị, thúc đẩy tiêu hóa, người bị cảm phong hàn có thể dùng 15g gừng tươi, đường đỏ và đường phèn mỗi thứ 75g, sắc nước uống cho ra mồ hôi.

4. Gừng – thịt thỏ kỵ nhau:

Tính cất 2 loại này khác nhau, hàn nhiệt ăn chung, dễ dẫn đến tiêu chảy.

5. Gừng – thịt bò bổ trợ nhau:

Thịt bò bổ dương ấm bụng, rất hợp với gừng tươi khu hàn bảo noãn, có thể trị đau bụng do hàn..

*Cách làm gừng ngâm:

-Nguyên liệu: 5kg gừng tươi, 500g muối, 100g hành, 50g bột ngọt, có thể them rượu nếu thich ( loại có nồng độ nhẹ khoảng 500ml ).

-Thực hiện: Gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch, để ráo nước, thái lát, sau đó xắt sợi, hành dùng dao đập nát. Chuẩn bị nước sôi để nguội vừa dùng. Bỏ gừng, hành, muối vào hũ rồi cho nước và rượu vào, ngâm 1 ngày là ăn được. Khi ăn có thể cho chút bột ngọt, đường, dầu mè.

*Các bài thuốc chữa bệnh từ gừng:

–       Bệnh tim phổi : 15g gừng tươ, 50g diếp cá, 40g rau mùi. Cho tất cả nguyên liệu vào sắc nước uống sang, tối mỗi buổi 1 lần.

–       Tiêu chảy: 15g gừng khô, 50g vỏ cây hương xuân ( tông dù ), 10g cam thảo. tán bột các nguyên liệu,mỗi lần uống lấy 3g, dùng 3 lần mỗi ngày.

–       Đau lưng mãn tính: 15g gừng tươi, 150g lá hương xuân. Cho nguyên liệu vào giã nát, đắp lên lưng.

–       Nấc cụt: 50g gừng tươi, mật ong đủ dùng. Gừng tươi giã lấy nước bỏ bã, cho them mật ong, pha với nước nóng uống, mỗi ngày 2-3 lần.

–       Ho đờm nhiều: 10g gừng tươi, 10g lá tía tô, 10g vỏ quýt, đường đỏ đủ dùng. Cho nguyên liệu vào sắc nước , khi uống cho thêm đường đỏ; sáng, tối mỗi buổi 1 lần.

–       Viêm khí quản mãn tính: 5 – 8 lát gừng tươi, 350g củ cải, 50g đường đỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào sâc nước uống.

–       Hen suyễn: 

+ Cách 1: 20g gừng tươi, 1 quả trứng gà. Gừng sống thái nhuyễn, trộn đều với trứng gà, xào chin ăn.

+ Cách 2: 50g gừng tươi, 7,5g mật ong. Gừng tươi giã nát lấy nước, trộn thêm mật ong, chia làm 3 lần uống. nên dùng nước nóng pha uống.

–       Nôn mửa do lạnh dạ dày: 20g gừng tươi, 125g quýt (cả vỏ). sắc nước, uống trước khi ăn (nên dùng khi còn ấm), uống liên tục 5 – 7 ngày; sáng, tối mỗi buổi 1 lần.

–       Ho gió: 25g gừng tươi, 50g táo tàu, 50g đường đỏ. Cho gừng và táo tàu vào nồi, đổ 3 chén nước vào sắc, sau đó thêm đường đỏ, uống khi nước ấm. cấm kỵ dùng quạt khi đang ra mồ hôi, để mồ hôi tự khô.

–       Viêm khớp dạng phong thấp: 5g gừng khô, 25g vỏ mướp khía, 50g ý dĩ. Cho tất cả nguyên liệu vào sắc nước uống; sáng, tối mỗi buổi 1 lần.

–       Dễ sẩy thai: 25g vỏ gừng, 10 quả táo, 50g vỏ bí đỏ (càng già càng tốt), 50g đường đỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào sắc nước uống; sáng, tối mỗi buổi 1 lần.

–       Đau lưng do thận hư: 9g gừng tươi, 10g đõ trọng, 1 cái thận heo. Thận heo rửa sạch, thái lát hoặc xắt miếng, sau đó thêm đỗ trọng và gừng, đỏ nước vào hầm nhừ, chia ra nhiều lần ăn.

–       Bệnh chảy nước miếng ở trẻ em: 5g gừng tươi, 10g cam thảo. cho 2 nguyên liệu vào nồi, đổ 1 chén nước vào nồi, nấu còn 8 phần, cho trẻ uống thành nhiều lần, mỗi lần 1 ít.

–       Đau bụng: gừng tươi vừa đủ. Gừng đem giã nát, bôi lên rốn sẽ nhanh chóng hết đau.

–       Chứng lột da tay: 50g gừng tươi, 800ml rượu gạo. Gừng tươi tháu lát, ngâm rượu khoảng 24 tiếng, sau đó có thể lấy chà lên chổ bị tróc da, mỗi ngày 2 lần.

–        Cháo gừng nấu với tiêu hạt- món ngon trị bệnh (có công dụng ôn trung chỉ tả, thích hợp cho người bị đường ruột và da dày) : 100g gạo, 10g tiêu hạt, 2 lát gừng tươi, muối đủ dùng. Gạo đem vo nấu với 800ml nước, sau đó thêm hạt tiêu và gừng vào, nêm muối vào ăn, chia ra ăn 2 lần.

 

 

 

CẢI BẮP – GIẢM ĐAU, CHỐNG UNG THƯ, PHÒNG NGỘ ĐỘC RƯỢU.

cai bap
CẢI BẮP TƯƠI
  • Tính vị:

Cải bắp: vị ngọt, tính bình.

Lá cải bắp: vị ngọt, tính bình.

Phần để ăn: lá.

Phần dùng làm thuốc: Lá, nước cốt, hạt.

  • Công dụng:

Cải bắp: dưỡng vị ích tỳ, giảm đau, lợi ngũ tạng, ích thận, giúp miệng vết thương mau lành.

Lá cải bắp: thanh nhiệt, lợi thấp, ích thận, thông kinh mạch.

Nước cốt: Có tác dụng trị đau loét dạ dày, tá tràng, giúp vết thương mau lành.

  • Tác dụng trị bệnh:

Cải bắp: trị loét dạ dày, tá tràng, tỳ vị hư, mất ngủ, bồi bổ dạ dày, thông tiện, trị đau và trướng bụng, đau ổ bụng, biếng ăn, tan mệt mỏi.

Lá cải bắp: trị bệnh hoàng đản, dạ dày đau và trướng, trị bệnh khớp.

Cách dùng: dùng khoảng 200 – 300ml nước cốt uống hoặc lấy lá nấu canh ăn.

Hạt: trị bệnh thèm ngủ.

  • Lưu ý khi dùng:

  1. Cải bắp nấu ăn không quen dễ bị tiêu chảy, do đó những người lạnh dạ dày cẩn thận khi dùng.
  2. Nấu ăn thường xuyên, tốt nhất là nêm bằng muối I – ốt. để pong bướu cổ.
  • Thành phần dinh dưỡng:

–       Vitamin: A, B1, B2, B3, C, E, Carotene.

–       Chất dinh dưỡng chính: Protein, Chất béo, Cacbohydrat.

–       Khoáng chất: Canxi, Natri, Kẽm, Đồng, Photpho, Magie, Selen, Mangan, Kali, Sắt.

–       Năng lượng: 22kcal.

–       Chất xơ: 1g.

canh cải bắp
CANH CẢI BẮP NHỒI THỊT- GIẢI NHIỆT NGÀY HÈ
  • Thông tin bổ sung:

  1. Cải bắp có thể ăn sống, xào hoặc nấu chín, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.
  2. Cải bắp còn giúp giảm đau thần kinh, phòng trị ngộ độc rượu, giải độc gan.
  3. Nước cốt cải bắp có hiệu quả đặc biệt đối với bệnh loét dạ dày, ăn thường xuyên sẽ giúp kiện tỳ ích thận, giảm đau, bổ tủy, lợi khớp, chống ung thư.
  • Các bài thuốc chữa bệnh từ cải bắp:

–       Tỳ vị hoạt động không tốt, đau thắt ruột: 500g cải bắp, mật ong hoặc đường đủ dùng. Cải bắp rửa sạch, thái nhỏ, giã vắt lấy nước, sau đó cho mật ong hoặc đường vào uống, mỗi ngày 2 lần.

–       Bụng trướng, đau: Cải bắp đủ dùng, một ít muối ăn. Cải bắp rửa sạch, cho vào nồi cùng 3 chén nước, sắc còn 2 chén, nêm thêm muối, mỗi ngày ăn 2 lần.

–       Thiếu chất dinh dưỡng, biếng ăn: 100g cải bắp, 1 quả cà chua, ¼ quả chanh, một ít muối ăn. Cải bắp, cà chua rửa sạch, chanh gọt bỏ vỏ, cho hết vào máy xay, thêm nước sôi để nguội vừa dùng, rồi nêm một ít muối, xay chúng.

–       Tiêu trừ mệt mỏi: 100g cải bắp, ½ trái táo, 300g nho, 100ml sữa bò, 2 muỗng nhỏ nước cốt chanh, 1 muỗng nhỏ mật ong. Cải bắp tách lá, rửa sạch, thái nhỏ, táo rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xắt thành miếng nhỏ, nho bỏ hạt, thêm một ít nước sôi để nguội vào xay rồi lọc bỏ xác; xay cải bắp và táo cùng lúc rồi lọc lấy nước, sau đó co vào nước nho, thêm mật ong và nước cốt chanh khuấy đều là dùng được.

–       Chứng thèm ngủ: 50g hạt cải bắp. Cho hạt cải vào nồi sao lên đến khi có mùi thơm, sau đó tán mịn, cất vào chai. Buổi sáng và buổi trưa, dùng một thìa trước khi ăn cơm, không nên dùng vào chiều tối.

–       Loét dạ dày, tá tràng: Cải bắp tươi. Rửa sạch, giã nát, vắt lấy khoảng 250ml, sau đó đun nóng lên để uống, sáng tối mỗi bữa 1 lần, uống liên tục khoảng từ 7 – 10 ngày.

–       Cao huyết áp, xơ cứng động mạch: 150g cải bắp tươi, 150g cà rốt, 150g táo. Cải bắp, cà rốt rửa sạch, xắt khổ vừa, táo gọt bỏ vỏ hạt, xắt miếng. Cho tất cả vào máy xay, sau đó cho thêm khoảng 1 muỗng lớn nước cốt chanh xay đều rồi uống.

–       Phòng, trị ung thư dạ dày: 300g cải bắp. Giã, vắt lấy nước rồi thêm đường mạch nha hoặc mật ong vào uống, mỗi ngày 2 lần.

–       Chữa các bệnh về đường ruột, bồi bổ dạ dày, làm đẹp, trị bệnh béo phì: 150g cải bắp tươi, ½ quả dứa, mật ong đủ dùng, một ít nước cốt chanh. Cải bắp rửa sạch, xắt miếng; cho cải và dứa vào máy  xay, thêm nước, xay nhuyễn, sau đó cho thêm mật ong, nước cốt chanh vào, khuấy đều uống.

 

MƯỚP – THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC, TĂNG LƯU THÔNG MÁU.

 

mướp
MƯỚP – TĂNG LƯU THÔNG MÁU

 

*Tính vị:

Mướp: vị ngọt, tính mát.

Hạt: vị đắng, tính hàn.

Xơ: vị ngọt, tính mát.

Lá: vị đắng, tính hơi hàn.

Hoa: vị ngọt, hơi đắng, tính hàn.

Vỏ: vị ngọt, tính mát.

Rễ: vị ngọt, hơi đắng, tính hàn.

Đài: vị đắng, tính hơi hàn.

Phần để ăn: thịt quả.

Phần dùng làm thuốc: xơ, lá, dây rễ, vỏ, đài, hoa và hạt.

*Công dụng:

Quả: thanh nhiệt giải độc, làm mát và lưu thông máu, giải đờm.

Dây: giúp lưu thông máu, bổ gân cốt, trị ho, giải đờm.

Xơ: thông kinh mạch, giải nhiệt, trị sưng phù,lợi tiểu.

Đế: thanh nhiệt giải độc, trị ho, giải đờm.

Lá: thanh nhiệt giải độc, trị ho, trị trúng nắng, tiêu đờm

Vỏ: thanh nhiệt giải độc.

Rễ:giúp máu lưu thông, bổ gân cốt, thanh nhiệt giải độc.

Hoa: thanh nhiệt giải độc, tiêu đờm trị ho.

Hạt: thanh nhiệt, lợi thủy, dễ tiêu tiểu, giải độc.

*Tác dụng trị bệnh:

Quả mướp: thanh nhiệt giải khát, trị bệnh đậu mùa, ho nhiều đờm, đau sưng họng, trúng gió lâu ngày, bệnh trĩ ra máu, tiêu tiểu ra máu, tắc sữa, giúp sáng mắt, trih huyết trắng, bị mủ độc, tay chân tê cứng, bị phù, sưng độc.

Cách dùng: 15 – 25 mướp khía khô, cũng có thể dùng 5 – 15g mướp khía tươi, nấu chin hoặc nướng thành than rồi nghiền thành bột, mỗi lần dùng 5 – 7,5g.

Dùng ngoài da: giã nát ép lấy nước hoặc nghiền thành bột bôi.

Xơ mướp: trị đau thắt ngực, tê nóng, co thắt kinh mạch, tắc sữa; phổi nóng gây ho, sưng; bụng nhiều nước, đau tê, viêm da, đau trúng gió, các bệnh về khớp, đau nhức do té, đi tiểu khó.

Cách dùng: 10 – 25g sắc nước dùng hoặc nướng cháy rồi nghiền thành bột, mỗi lần dùng 2g.

Dùng ngoài da: sao rồi nghiền thành bột đắp.

Lá mướp: trị tê liệt, sưng, bị ghẻ lở, khô miệng do nóng, ho gà kèm theo triệu chứng viêm da, mụn nước trên da, đau sưng họng, nôn ra máu, chảy máu cam, giúp cầm máu, trị bỏng do lửa, vết thương do rắn cắn.

Cách dùng: 10 – 25g sắc nước uống, hoặc 20 – 75g lá tươi giã rồi ép lấy nước, cũng có thể nghiền thành bột dùng.

Dùng ngoài da: lá mướp vừa đủ dùng, sắc nước rửa hoặc giã nát, nghiền thành bột để đắp.

Rễ mướp: trị đau nửa đầu, đau lưng, chứng tê cứng, tiêu tiểu khó, thiếu sữa, chứng viêm mũi, viêm xoang, đường ruột ra máu, đau họng.

Cách dùng: 10 – 25g rễ khô, hay 50 – 75g rễ tươi, cho vào sắc nước uống, cũng có thể nướng cháy rồi nghiền thành bột mịn dùng.

Dùng ngoài da: sắc nước hoặc ép lấy nước rửa.

Hạt mướp: trị phù nề, sỏi đường tiết niệu, đường ruột ra máu, táo bón, ho, bệnh giun đũa.

Cách dùng: 10 – 15g sắc nước uống, hoặc sao rồi nghiền thành bột dùng.

Dùng ngoài da: nghiền thành bột đắp.

Vỏ mướp: trị tê liệt bọng nước, mụn nước ở mông, mụn mủ vàng, giải trừ nhiệt độc, trị phù.

Cách dùng: 15 – 25g sắc nước uống.

Dùng ngoài da: giã nát hoặc nghiền thành bột đắp.

Hoa mướp: trị phế nhiệt, ho, đau họng, viêm xoang, bệnh trĩ, sưng độc, trị ho rát họng, trị tiêu chảy do bệnh môn (quả thận bên phải) bị nhiệt.

Cách dùng: 10 – 15g sắc nước uống.

Dùng ngoài da: giã nát đắp.

Dây mướp: trị đau nhức lưng, tay chân bị tê, ho nhiều, bệnh về nướu răng, sâu răng, kinh nguyệt không đều, giải nhiệt và trị trúng nắng.

Cách dùng: 50 – 100g sắc nước uống hoặc nướng thành than rồi nghiền nát, mỗi lần dùng 3 – 6g.

Dùng ngoài da: nướng cháy rồi nghiền thành bột đắp.

Nước ép mướp: Trị bệnh ho gà.

Canh muop
CANH MƯỚP NẤU TÔM GIÚP GIẢM CÂN TỐT.

* Lưu ý khi dùng:

1. Người bị tiêu chảy, đường ruột không tốt thì không nên ăn mướp.

2. Người sinh lý yếu không nên ăn.

3. Người tì hư, thai phụ nên cẩn trọng khi dùng hạt mướp và cuống mướp.

4. Người bị thận hư thì không nên dùng nhiều vỏ mướp, để tránh dịch chảy ra nhiều.

5. Người bình thường cũng nên dùng liều lượng vừa phải.

6. Người kinh nguyệt không đều, sức khỏe yếu, ho suyễn, tắc tuyến sữa sau khi sinh nên ăn nhiều mướp.

7. Người bị tiêu chảy nên hạn chế ăn.

*Thành phần dinh dưỡng:

–         Vitamin: A, B1, B2, B3, B5,  B6, B9, C, E, K, Carotene.

–         Chất dinh dưỡng: Protein, Chất béo, Cacbohydrate.

–         Khoáng chất: Canxi, Kali, Kẽm, Đồng, Sắt, Natri, Selen, Photpho, Magne.

* Các bài thuốc chữa bệnh từ mướp:

–         Bệnh quai bị:

+ Cách 1: 50g lá mướp tươi, 50g thài lài ( còn gọi là cỏ chân vịt ). Rửa sạch nguyên liệu rồi giã nát, đắp vòa chỗ bị đau, mỗi ngày 2 lần.

+ Cách 2: 50g vỏ mướp già, 50g vỏ bầu. Phơi khô cả 2 rồi nghiền thành bột, trộn với một ít dầu rồi đắp lên mặt.

–         Nôn ra máu: 25g lá mướp, 50g rễ cỏ tranh, 25g đường phèn. Rửa sach  lá mướp và rễ cỏ tranh, sau đó cho lượng nước vừa phải vào nấu, sáng tối mỗi bữa dùng 1 lần.

–         Sưng độc không xác định: Lá mướp tươi hoặc mướp non vừa dùng. Giã nát đắp bên ngoài, mỗi ngày dùng 2 lần.

–         Thận hư, đau lưng: Dây va rễ mướp, rượu vừa đủ dùng. Nướng khô dây và rễ rồi nghiền thành bột, mỗi lần dùng  3-  5g, uống chung với rượu, mỗi ngày 2 lần.

–         Đau sưng họng: 200g mướp, mật ong vừa đủ dùng. Mướp thái nhỏ, ép lấy nước, mỗi lần dùng khoảng nửa ly trà, nấu sôi rồi cho thêm mật ong vào dùng.

–         Giúp sáng mắt: 1 quả mướp, 40g hoa mào gà trắng, 20g huyền sâm. Cho nguyên liệu vào nước nấu canh, nêm vừa ăn. Sáng, tối mỗi bữa dùng 1 làn.

–         Chảy máu do trĩ: 650g mướp,  một ít dầu ăn. Mướp rửa sạch, cắt khúc dày, xào với dầu rồi đổ thêm nước vừa đủ để nấu canh.

–         Ho gà ở trẻ em: 30ml nước ép mướp tươi, 15g đường trắng. Cho đường hòa vào nước mướp, sáng tối mỗi buổi dùng một lần.

–         Viêm nha nu:

+ Cách 1: 50g rễ mướp, 10g cam thảo, 40g hoa cúc dại. Cho tất cả nguyên liệu vào sắc nước, sáng tối mỗi bữa dùng 1 lần.

+ Cách 2: 1 quả mướp già, 5g lá trà. Cho nguyên liệu vào sắc nước uống.

–         Bệnh phong thấp: 10g hoa mướp, 12,5g lá trúc, 15g hạnh nhân. Cho nguyên liệu vào nấu canh, sáng tối mỗi bữa dùng 1 lần.

–         Đau nửa đầu: 100 – 200g rễ mướp ( loại tươi ), 2 quả trứng vịt. Rửa sạch rễ ròi cho vào nấu canh cùng trứng vịt.

–         Kiết lỵ: 10g hoa mướp. rửa sạch nấu canh ăn.

–         Sưng đỏ bọng nước, bệnh trĩ: 20g hoa mướp tươi, 20g tử hoa địa đinh ( còn gọi là cỏ tím) tươi. Cho nguyên liệu vào giã nát đắp lên chỗ đau.

–         Phổi nhiệt ho nóng, hen suyễn khó thở: Hoa mướ, mật ong đủ dùng. Cho cả 2 nguyên liệu vào sắc nước dùng.